XỬ LÝ VIỆC KHOAN GIẾNG TRÁI PHÉP RA SAO?

Thứ năm - 23/07/2020 05:19 2.635 0
Để bảo vệ nguồn nước ngầm và hạn chế trình trạng khai thác mạch nước ngầm vô tội vạ, Luật Tài nguyên nước năm 2012 nghiêm cấm hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trái phép. * Khoan giếng có phải xin phép? Điều 22, Nghị định 36 quy định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100-500 ngàn đồng đối với một trong các hành vi: không thông báo, báo cáo kết quả trám lấp giếng không sử dụng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng (cho từng giếng) đối với trường hợp không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.
Người dân có nhu cầu khoan giếng và hành nghề khoan giếng phải nắm rõ các quy định trên để tránh bị phạt nặng hoặc làm ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm, làm cho nguồn nước ngầm cạn kiệt, sử dụng nguồn nước ngầm lãng phí.
Người dân có nhu cầu khoan giếng và hành nghề khoan giếng phải nắm rõ các quy định trên để tránh bị phạt nặng hoặc làm ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm, làm cho nguồn nước ngầm cạn kiệt, sử dụng nguồn nước ngầm lãng phí.
Để người dân không vi phạm các quy định trong việc khoan giếng căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 44 (Luật Tài nguyên nước năm 2012) và Điểm a, b, Khoản 2, Điều 16 (Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27-11-2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước năm 2012) thì khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô từ 10m3/ngày đêm trở lên thì người dân phải xin cấp phép. Trường hợp khai thác nước không phải xin phép, không phải đăng ký: khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10m3/ngày đêm (với điều kiện ở các vùng mà mực nước không bị suy giảm). Bên cạnh đó, Điều 4 Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30-5-2014 của Bộ TN-MT về việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước quy định, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất bao gồm: khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm 3 năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép. Khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất gây ra. Khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu. Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và bảo đảm cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng... * Xử phạt nặng hành vi khoan giếng trái phép.
Để xử lý hành vi khoan giếng trái phép, Nghị định 36/2020/NĐ-CP (Nghị định 36) ngày 24-3-2020 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản như sau: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100-500 ngàn đồng đối với hành vi thăm dò, khai thác nước dưới đất thuộc các trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định. Ngoài ra, Nghị định 36 còn quy định phạt tiền đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép. Cụ thể như sau: phạt tiền từ 2-5 triệu đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 1 giếng khoan; phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 2 giếng khoan; phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm từ 5 giếng khoan trở lên... Nghị định 36 cũng quy định phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép như: khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 30m3/ngày đêm đến dưới 50m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng trên 0,1m3/giây đến dưới 0,2 m3/giây; khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng trên 100m3/ngày đêm đến dưới 1 ngàn m3/ngày đêm. Theo luật sư Khanh, Nghị định 36 còn quy định, hành vi vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất như sau: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100-500 ngàn đồng đối với hành vi thi công khoan khai thác nước dưới đất cho tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp phải đăng ký mà không thực hiện đăng ký theo quy định. “Do đó, người dân có nhu cầu khoan giếng và hành nghề khoan giếng phải nắm rõ các quy định trên để tránh bị phạt nặng hoặc làm ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm, làm cho nguồn nước ngầm cạn kiệt, sử dụng nguồn nước ngầm lãng phí”.
 

Tác giả bài viết: Ban biên tập

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Lượt truy cập
  • Đang truy cập63
  • Hôm nay2,394
  • Tổng lượt truy cập2,090,117
LIÊN KẾT WEBSITE
hotline
Tuyên truyền NTM
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây