Trang thông tin điện tử xã Thanh An - huyện Hớn Quản
THỔI LỬA CHO BẢN SẮC VĂN HÓA NGƯỜI S’TIÊNG XÃ THANH AN
Thứ tư - 24/11/2021 02:431.1200
Facebook
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh, phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; quan tâm chăm lo xây dựng, hoàn thiện những phẩm giá nhân cách tốt đẹp của con người Việt Nam, trên cơ sở đó phát triển văn hóa địa phương nhằm định hướng, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung và Nhân dân xã Thanh An nói riêng từ đó làm cơ sở đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương xã Thanh An nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, khóa VIII đã ra Nghị quyết chuyên đề về: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc Dân tộc". Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đôi nét văn hóa về tộc người S'tiêng xã Thanh An xưa và nay
Người S'tiêng trước kia “Khi đi lên rừng săn, bắn về; người ta nhảy múa quanh đống lửa, bên cột nhà gươl/rông được bà con diễn xướng dân ca, dân nhạc và dân vũ ăn mừng thành quả lao động; khi lên nương, lên rẫy... Sau này dân ca, dân nhạc và dân vũ được dân làng tổ chức khi gã vợ, lấy chồng; làm lễ tạ ơn Thần linh vào dịp tháng 10, 11 khi thu hoạch lúa mùa xong. Ngày nay họ tổ chức diễn xướng dân ca, dân nhạc và dân vũ mừng đám cưới, hỏi, mừng thọ, những lúc trong làng có chuyện vui, buồn... hàng năm cũng được văn hóa tổ chức vào ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” ngày 18/11, ở khối đồng bào S’tiêng. Về diễn xướng dân ca, dân nhạc và dân vũ của tộc người S’tiêng tỉnh Bình Phước nói chung và xã Thanh An nói riêng. Diễn xướng dân ca, dân nhạc và dân vũ của dân tộc S’tiêng(Tâm pớt) là lối hát nói, hát kể, do một hay hai người thể hiện. Đó là một hình thức diễn xướng chung cho nhiều thể loại như: Ca dao-dân ca, sử thi, truyền thuyết, thần thoại… (chủ yếu là diễn xướng sử thi). Người càng cao tuổi càng biết nhiều bài tâm pơt và hát càng hay. Ngoài ra, người Stiêng còn có thể loại tình ca (Nao lan), trường ca (O Kroong), hát ru, hát đồng dao. Diễn xướng dân ca, dân nhạc và dân vũ của dân tộc S’tiêng có giá trị về văn hóa, lịch sử sâu sắc, là bài học đạo đức giáo dục các thế hệ tương lại biết chân trọng giá trị truyền thống mà cha, ông đã xây dựng; truyền thống tốt đẹp đó tạo dựng cho con cháu biết ơn về nguồn cội tổ tông, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước qua lời du của Mẹ, tiếng khèn, tiếng sáo của cha; tình yêu chung thủy mận nồng của đôi lứa. Những điệu múa, lời hát hòa quyện với tiếng sáo, tiếng khèn; tiếng cồng chiêng vang lên những bước chân cô gái uyển chuyển múa quanh bếp lửa; làn điệu âm thanh hòa quyện cùng thiên nhiên tạo nên cảm giác trong mát như tiếng nước chảy như tiếng chim hót, như con nai ngơ ngác, như con cá dưới khe…. Hiện naycác hoạt động diễn ra hầu hết là tổ chức loại hình diễn xướng cồng chiêng, múa lâm thôn đi xung quanh lửa trại, ngoài ra các bài hát dân ca, đồng dao ít được hát, nếu có hát cũng chỉ là hát phục vụ cho vui, chưa nêu cao được tính nghệ thuật. Hiện trên địa bàn xã có hơn 10 người biết hát dân ca, hát ru với hơn 20 bài hát. Số người biết hát đã ngoài 50 tuổi ( Thị Mương, Thị Quơ, Thị Tho, Thị Nge…) các cô, các dì cũng mong muốn truyền lại cho con, cháu nhưng con, cháu ít quan tâm nên ngày một mai một. Những tác động vào đời sống hiện nay của người S'tiêng trong việc thực hiện diễn xướng dân ca, dân nhạc và dân vũ; ngày dần mất đi. Do nền văn hóa ngoại lai, nhiều dòng nhạc trẻ làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của lứa tuổi Thanh thiếu niên vì vậy những bài hát đồng giao, dân ca không còn mặn mà với lứa tuổi trẻ. Trong những năm gần đây về đời sống, tinh thần của người S’tiêng thay đổi do tác động của nền kính tế thị trường, sống xen lẫn với người kinh, rừng không còn, cây lúa rẫy thay vào là các cây công nghiệp từ đó tác động đến cấu trúc truyền thống cộng đồng làng bản nguyên thủy của người S’tiêng. Do chưa có chữ viếtriêng, nên không viết ra được, cũng ít có bài hát đồng giao, dân ca S’tiêng được thu âm, phổ nhạc để mọi người nghe, học và hát theo. Cần được bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của người S'tiêng. Xây dựng và phát triển văn hóa là nền tảng thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động của xã hội, vào từng con người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, cũng như mọi lĩnh vực sinh hoạt và mối quan hệ của con người trong xã hội. Văn hóa là hồn của dân tộc, là món ăn tinh thần, là niềm tự hào của mỗi tộc người. Văn hóa đem con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết hơn từ đó phục vụ cho đời sống tinh thần của Nhân dân ngày một tốt hơn, đây là nền tảng cho tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc. Hành động, lời hát là nét đặc trưng của mỗi dân tộc, chỉ khi cất tiếng hát lên ta mới hiểu rõ hơn về truyền thống và cái chất riêng của người S’tiêng. Để ta hiểu được đâu là bản sắc của người S’tiêng và đâu là bản sắc của dân tộc khác. Góp phần làm đa dạng, phong phú thêm cho nền văn hóa Việt Nam nói chung và truyền thống đồng bào S’tiêng tỉnh Bình Phước nói riêng. Trên tinh thần khôi phục, gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của người S’tiêng trên địa bàn xã Thanh An; năm 2016, Ban văn hóa đã tham mưu thành lập Câu lạc bộ cồng chiêng diễn xướng, hát dân ca, đồng giaogồm 21 người ( trong đó 5 người biết hát dân ca đồng giao; 10 người biết múa 12 người biết diễn xướng cồng chiêng, 3 người biết thổi sáo), trong những năm qua Câu lạc bộ đã tham gia biểu diễn tại xã, phục vụ lễ hội chọi trâu của huyện, liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số do Huyện, Tỉnh tổ chức, giao lưu biểu diễn cho du khách về thăm quan; Câu lạc bộ cồng chiêng xã Thanh An được đài truyền hình Tỉnh Bình Phước nhiều lần làm phóng sự; hoạt động diễn xướng dân ca, dân nhạc và dân vũ hiện nay được Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã thống nhất, đưa vào chuỗi hoạt động chương trình du lịch của xã. KB. VĂN TỈNH