Trang thông tin điện tử xã Thanh An - huyện Hớn Quản
CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP ỨNG XỬ
Thứ ba - 30/11/2021 22:594.0720
Facebook
Để có thể hiểu rõ được thế nào là ứng xử, làm thế nào để có thể ứng xử tốt thì ta hãy cùng tìm hiểu: ứng xử là gì? Ứng xử là cách thể hiện thái độ, hành vi hay chính là sự giao tiếp, xử sự giữa con người với con người. Thông qua đó, tình cảm, khả năng biểu đạt và sự thiết lập mối quan hệ giữa mọi người được hình thành.
Ứng xử không chỉ là cách đối đáp với người lớn tuổi hơn mình mà còn là cách đối đáp với người cùng tuổi hay ngay cả đối với trẻ em. Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên, không những học trao dồi thêm kiến thức mà còn phải biết học tập, rèn luyện đạo đức của bản thân, cũng giống như ông cha ta đã có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Cũng chính bởi vậy mà cách ứng xử của con người đặc biệt là ngay khi ngồi trên ghế nhà trường câu “ Tiên học lễ, hậu học văn” chính bản thân mỗi chúng ta đã được học và phải tiếp tục học, rèn luyện về cách ứng xử của mình sao cho đúng với thuần phong mỹ tục “Kính trên, nhường dưới, kính lão đắc thọ” mà truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Cư xử có văn hóa còn được mọi người yêu quý và tôn trọng. Những người làm kinh doanh, buôn bán khéo léo trong ứng xử, giao tiếp luôn để lại ấn tượng tốt đẹp với khách hàng. Chính vì thế, ông cha ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, đó là văn hóa đối nhân xử thế, biết quan tâm nhau, dạy cho chúng ta biết đối xử một cách thông minh, trọng tình trọng nghĩa. Ngay từ thở bé, bố mẹ đã dạy chúng ta biết đi thưa về gửi, khi ăn phải biết mời người lớn tuổi, khi người khác giúp mình phải biết cảm ơn, khi sai phải biết nhận lỗi. Đó chính là những bài học đầu tiên về làm người, về cách ứng xử trong cuộc sống. Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử, khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho người nghe cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn, cái gật đầu, một nụ cười xã giao, một lời nói ân cần từ tốn,…nhưng thật khó khăn. Trong xã hội hiện tại vẫn còn xuất hiện nhiều người hành xử một cách thiếu văn hóa, Lên xe không nhường ghế cho người già, trẻ em, người yếu thế, khi tới trường có thái độ bất kính với thầy, cô giáo; thiếu chuẩn mực, nói tục tiểu, có những hành xử thiếu tôn trọng người khác; thấy bạn bè đánh nhau không can ngăn còn có những lời lẽ châm biếm, lấy làm vui cho mình, tung clip lên mạng xã hội,.. Có thể chúng ta có cuộc sống đủ đấy, mà bậc làm cha, làm mẹ không còn nhớ thế hệ mình trước kia đã cực khổ như thế nào, rồi hôm nay khi sung sướng ta lại cho con mình bằng những tình yêu hưởng thụ, cung phụng, nâng niu, để rồi ta không còn biết day cho chúng hiểu đạo lý làm người, quý trọng lao động, biết ơn người sinh dưỡng, dạy dỗ, giúp đỡ; biết sẽ chia, giúp đỡ mọi người …rồi đến khi con mình bị sa ngã, lầm đường lạc lối thì đáng trách ai. Mặt khác, hành vi ứng xử của giới trẻ cũng hoàn toàn có thể bị tác động tiêu cực vì mạng xã hội, với nếp sống nhanh, sống gấp, thói tự kiêu, tự cao tự đại, ..Suy đồi hành vi qua lối sống buông thả, sống nay không biết ngày mai. Không tự rèn luyện bản thân, coi nhẹ chuẩn mực đạo đức, mắc vào các tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, bài bạc,..; sống thử trước hôn nhân, dùng đủ mọi thủ đoạn để kiếm tiền... Con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những hành vi ứng xử xấu, kém văn minh, nếu không giữ vững lập trường và luôn tuân thủ các giới hạn ứng xử của bản thân thì rất dễ sa ngã. Để rèn luyện có kỹ năng trong ứng xử văn hóa và bản lĩnh trong cuộc sống xã hội không phải ngày trước ngày sau mà phải là một quá trình rèn luyện lâu dài, bãn lĩnh, ban thân phải tự mình điều chỉnh hành vi của mình, sàng lọc mối quan hệ, phân tích tình hình, đọc nhiều sách, báo nâng cao kiến thức, những việc không được phép làm thì không làm... Trong Gia đình người lớn phải làm gương cho người nhỏ, thường xuyên quan tâm, điều chỉnh hành vi ứng xử không chuẩn mực của con cái; thầy cô, giáo làm gương cho học trò, công bằng, trách nhiệm.. Với xã hội, cần có những chế tài xử phạt nghiêm trước những hành vi sai trái, đồng thời tuyên dương những hành động đẹp, khích lệ mọi người sống chuẩn mực đạo đức, truyền thống dân tộc.