Kỹ thuật trồng và thâm canh điều

Chủ nhật - 29/10/2017 04:48 1.263 0
Cây điều (Anacardium occideltale có nguồn gốc từ Brazil vùng nhiệt đới ven biển nam Châu Mỹ, được dẫn nhập vào Việt Nam khoảng 200 năm nay, hiện nay trên thế giới đã có 50 quốc gia phát triển cây điều. Ðiều được xếp vào cây công nghiệp dài ngày, cho sản phẩm nhiều năm, nhân điều cung cấp nguồn thực phẩm cao cấp giàu năng lượng cho nhu cầu của con người. Theo số liệu của cục thống kê tính đến năm 2006 nước ta có trên 360.000 hecta điều. Cây điều rất dễ trồng nhưng cần có sự đầu tư thỏa đáng để mang lại nguồn lợi mong muốn.
Kỹ thuật trồng và thâm canh điều

Ðể vườn điều có năng suất cao và chất lượng hạt tốt phục vụ cho xuất khẩu cần thực hiện: 

I. LỰA CHỌN CÂY GIỐNG VÀ GIEO ƯƠM : 

1. Tuyển chọn cây mẹ: 
* Chọn những cây 10 tuổi trở lên, đã có một số năm cho năng suất ồn định bình quân trên 10 kg hạt / cây/năm.
* Tán lá dày đặc, bình quân 5 nhánh trên một cành chủ.
* Có ít nhất 60% số nhánh ra hoa, thời gian ra hoa tập trung trong 30 – 60 ngày.
* Hoa lưỡng tính chiếm ít nhất 10% trên một chùm hoa.
* Số trái trên chùm bình quân ít nhất là 5 trái/chùm.
* Số hạt trong 1 kg đạt từ 120 - 150 hạt.
* Tỷ lệ nhân/hạt chiếm 25 - 30%.
* Sinh trưởng tốt không bị sâu bệnh phá hoại.
* Cây giống tốt cần đánh dấu và lập hồ sơ theo dõi, có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ để thu hoạch và cung cấp giống.

2. Chọn lựa hạt giống và gieo ươm: 
- Hạt giống thu từ những cây mẹ đã chọn, phơi trong 2-3 nắng, cất giữ nơi khô và kín để giữ cho hạt nẩy mầm tốt.
- Chọn hạt chắc ằng cách thả vào nước muối 3 - 5% loại bỏ những hạt nổi.
- Ngâm hạt trong nước 48 giờ, thời gian ủ cần có rửa chua, sau đó có thể ươm trong túi bầu hoặc gieo thẳng vào các hố trồng ở ngoài hiện trường.
- Gieo hạt cho chiều cong úp xuống, cuốn hạt quay về phía trên, lấp đất vừa phủ hạt, chăm sóc, giữ ẩm trong giai đoạn cây con, cây gieo 30 - 45 ngày, có thể chuyển đi trồng ở ngoài hiện trường.

II. NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH: 

Có nhiều phương pháp trồng điều, nhưng để tạo ra những cây điều năng suất cao, ổn định, mang đầy đủ đặc tinh của cây mẹ, con đường duy nhất là phải áp dụng các phương pháp nhân giông vô tính. 

* Phương pháp tháp ghép (Grafting): 
Có nhiều cách ghép khác nhau, nhưng đơn giản và có sự thành công cao đó là phương pháp ghép trên thân gỗ. 
- Chuẩn bị gốc ghép: Cây con gieo ươm từ hạt trong túi bầu, túi có kích thước 15cm x 25cm có tỷ lệ phân bón thích hợp, sinh trưởng khỏe mạnh, 60 ngày tuổi trở lên. 
- Chuẩn bị cành ghép: Cành ghép được lấy từ những cây mẹ tốt đã chọn, không bị sâu bệnh phá hoại, cành có chiều dài từ 8 cm trở lên, có màu nâu nhạt, cắt lá chuẩn bị trước 1 tuần, khi cắt cành giữ ẩm tốt:
- Thời vụ ghép thích hợp vào tháng 10 -12 và tháng 7-8. 

- Thao tác ghép:
* Trên gốc ghép chừa lại 2 cặp lá, cắt ngọn ở vị trí cách cặp lá chừa lại 5 - 10 cm . 
* Trên cành ghép phía dưới gốc vạt hai đường có dạng hình nêm dài 4 cm.
* Chẻ gốc ghép ở chính giữa dọc theo thân có nhiều dài tương đương lát vát ở cành ghép.
* Đặt cành ghép vào làn chẻ ở gốc ghép có ít nhất một bên liền lớp da. 
*Dùng dây nilon mỏng quấn chặc từ vết ghép đến đỉnh chồi để cố định và bịt kín chồi ghép. 

- Chăm sóc cây ghép: 
*Xếp cây ghép thành luống, che nắng, giữ ẩm và thường xuyên cắt chồi mọc ra từ gốc ghép. 
*Cây nào sống đâm chồi thì bỏ mũ hoặc tháo dây quấn và chuyển ra ngoài ánh sáng để chăm sóc, chồi ghép ra lá, dày dạn với ánh nắng có thể di chuyển đi trồng. Sau 3 tháng vết ghép đã liền có thể tháo dây cột để cây phát triển bình thường. 

- Một số giống điều ghép: 
Hiện nay Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận và cho phát tán 1 số giống điều ghép : BO1, PN1, CH1, LG1.
Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam cũng đã hướng dẫn, khuyến cáo nông dân trong từng vùng trồng các giống điều ghép có năng suất, chất lượng cao phù hợp. Trong đó:
+ Vùng Đông Nam Bộ trồng các giống điều ghép PN1, LG1, CH1, MH 5/4, MH4/5, MH 2/7, MH 2/6… 
+ Vùng Duyên Hải Nam Trung bộ trồng hai giống ĐH 66-14 và ĐH 67-15. 
+ Vùng Tây Nguyên trồng phù hợp các giống: EF-04, EK-24, BĐ-01, KP-11, KP-12… 
Đồng thời các vùng cũng nhanh chóng đưa vào khảo nghiệm trên diện rộng bốn giống điều nhập nội từ Thái Lan là TL2/11, TL6/3, TL11/2 và SK 25 có hạt lớn (134 - 145 hạt/kg), tiềm năng năng suất 3 - 4 tấn/ha và tỷ lệ nhân cao (28 -30%)

* BO1: Lá màu tím đỏ, phiến lá bầu dục và xoắn trái màu đỏ, hạt màu xám, vỏ mỏng, rốn hạt màu tím, tỷ lệ nhân 29 – 31%, 163 hạt/kg, phát triển chồi mạnh, số hoa lưỡng tính 12 - 18%, 4 - 6 trái chùm, năng suất 2 tấn hạt/ha. 

* PN1 : lá non, màu tím đỏ, phiến lá bầu dục và phẳng, trái màu vàng, hạt màu xám trắng, má hạt lồi, rốn hạt màu tím nhạt; Tỷ lệ nhân 31-34%, số hạt 136 hạt/kg; phát triển chồi trung bình, số hoa lưỡng tính 15 - 20%, đạt 4- 6 trái/chùm, năng suất 2 tấn hạt/ha.

III. THIẾT LẬP VƯỜN ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ: 

1. Vườn trồng mới (Giai đoạn kiến thiết cơ bản): 

a. Ðất trồng điều: Cần chọn những vùng đất dễ thoát nước, tầng đất sâu, ẩm độ đủ trong mùa khô, sinh thái thích hợp với cây điều. 

b. Mật độ trồng: Nên bố trí hàng theo hướng Bắc – Nam, nếu đất dốc nên trồng theo đường đồng mức hoặc làm bậc thang để hạn chế xói mòn. Giai đoạn đầu nên trồng mật độ 200 cây/ha. Bố trí theo khoảng cách 8 x 6 m hoặc l0 x 5 m, tuỳ theo mục đích sử dụng đất khi cây chưa khép tán. Những năm sau khi nên tỉa thưa dần còn mật độ 100 cây/ha với khoảng cách 8 x 12 m hoặc 10 x 10 m.

c Hố trồng: Chuẩn bị hố trước khi trồng 15 - 30 ngày, hố đào 50 x 50 x 50 cm, phần đất mặt trộn 5- 10 kg phân chuồng hoại lấp xuống đáy hố, lấp hố cao hơn mặt đất 10 - 15 cm để tránh đọng nước. 

d. Trồng: Ðặt cây vào giữa hố, đất lấp cao hơn mặt bầu của cây 5 cm, cột cây cố định để giữ cây. Chú ý tránh làm vỡ bầu đất khi tháo bỏ túi nilon; bỏ những chồi mọc dưới vết ghép và chồi nách. Trồng dậm cây chết sau 7 ngày. 

e. Bón phân:
Liều lượng: 
Nên thực hiện 2 đợt: Vào đầu mùa mưa đợt 1 (tháng 5 - 6) và đợt 2 cuối mùa mưa (tháng 9 -10) bón theo hình chiếu của tán lá, trước khi bón cần làm sạch cỏ. Ðể đạt năng suất khoảng 2 tấn/ha, lượng phân bón có thể áp dụng:

RICKFJ021315



Bón phân phun qua lá: Dùng loại phân Poly – feed 19-19-19, liều lượng 10 g/8 lít, phun 1 tháng/1ần sau khi trồng.

f .Tỉa chồi tạo tán: 
Thường xuyên tỉa chồi nách từ mặt đất lên đến 60cm. Khi cây điều cao 0,8 – 1m thì bấm ngọn để 3 - 4 chồi cân đối trên cây. Khi cây phát tán rộng cần loại bỏ những chồi yếu, chồi gần thân chính. 

g. Làm cỏ, chống cháy: 

Cơ giới: Cày xới cách lán cây 1m vào giữa và cuối mùa mưa.

Hóa chất: Dùng thuốc trừ cỏ tiếp xúc gốc Paraquat như Pesle 267SL hoặc lưu dẫn gốc Glyphosate như Lyphoxim, Shoot, Helosat… Nếu có nhiều cỏ lá rộng, nên phối hợp thuốc trừ cỏ lưu dẫn với thuốc gốc 2,4D như Zico để diệt cỏ triệt để hơn. Tránh để thuốc dính vào phần non xanh của cây.

Trồng xen: Trong thời gian điều chưa khép tán, trồng xen các cây ngắn ngày, có chiều cao cây thấp và phải cách tán cây điều 1m nhằm kết hợp thu thêm sản phẩm nông nghiệp và làm cỏ chăm sóc cây điều.

2. Cải tạo và thâm canh vườn điều giai đoạn kinh doanh: 

a. Tỉa thưa: Cần dựa vào tiêu chuẩn chọn cây mẹ, tỉa bỏ những cây sản lượng hạt thấp, hạt không đạt chất lượng, cây sâu bệnh, duy trì mật độ cây phân tán đều trong vườn 100 - 120 cây/ha. 

b. Tỉa cành: Loại bỏ các cành bò sát đất, cành ở phía trong tán, cành khô, cành bị sâu bệnh. 
Thời gian tỉa cành: sau khi thu hoạch đến tháng 9 - 10 dương lịch. Tiến hành thường xuyên qua các năm, số cành tỉa không quá 15% số cành của cây. 
c Bón phân: 

* Bón phân gốc:

- Lượng phân bón: 
 

RICKFJ021315



- Thời gian bón : 
Đợt 1 : Giai đoạn sau thu hoạch tháng 5-6dl
Đợt 2 : bón vào tháng 9-10dl. 
- Cách bón : Bón theo vành ngoài của tán lá . 

*Phân phun qua lá : 
- Phun dưỡng cành : Phun 3-4 lần vào những đợt ra đọt non trong mùa mưa. Dùng Poly-feed 19-19-19, pha 20 ml/8 lít., phun ướt đều tán cây vào lúc trời mát.
- Phun tạo trái : 
 

RICKFJ021315



Cách phun: phun ướt đều toàn bộ tán lá vào lúc trời mát. 
Liều lượng: 10 - 15 g/8 lít, phun 300 - 600 lít/ha. 
Tùy tình trạng vườn có thể phun cách nhau 15 ngày/1ần. Tùy giai đoạn mà dùng loại phân (xem bảng) 

d. Làm cỏ: dọn sạch cỏ tạo sự thông thoáng vươn điều bằng cơ giới, bằng tay hoặc dùng thuốc diệt cỏ như đã hướng dẫn ở trên vào các giai đoạn bón phân. 

e. Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sâu bệnh gây hại để kịp phòng trừ. 

IV.SÂU BỆNH HẠI ĐIỀU: 

1 Sâu đục thân: Có 2 loại phá ở thân và loại đục cành. 

a. Sâu đục thân gốc: Trưởng thành là xén tóc màu nâu đỏ. Ðầu, ngực màu đậm hơn, dài khoảng 5 - 6 cm, con cái đẻ trứng vào các vết nứt trên thân gần gốc. Sâu non nở ra có màu trắng vàng nhạt đục vào bên trong thân cây theo nhiều đường ngoằn ngoèo và ăn vào tận trung tâm làm tắc nghẽn các mạch dẫn nhựa nuôi các cành bên trên nên dần dần cây bị suy và chết, lỗ đục do ấu trùng của sâu đục thân có nhiều phân và chất thải giống mạt cưa cùng nhựa cây tiết ra. Giai đoạn sâu non dài khoảng 7 - 8 tháng, lúc lớn nhất có thể dài 6 - 7 cm. Nhộng thường ở phần vỏ gần mặt đất trong các vỏ cứng màu trắng hình bầu dục dài. 

b. Sâu đục thân cành: Xén tóc màu đen, có lốm đốm bông ở mặt lưng, kích thước khoảng 3 - 3,5 cm, con cái đẻ trứng ở vỏ cây, thường ở các nơi phân cành. Sâu non nở ra đục vào cành làm tắc mạch dẫn nên dần dần bị khô, sâu thường tiết tơ kết dính phân và miếng vụn của cây tạo những dây dài. 

Phòng trừ: sâu đục thân và đục cành có vòng đời dài sống quanh năm. Do sâu đục bên trong thân, cành hoặc rễ cây nên rất khó trị, vì vậy cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm khi sâu mới đục ở phần vỏ, phòng trừ bằng các cách: 
- Bóc chỗ vỏ có dấu sâu đục hoặc vạt nơi sâu đục thân để bắt sâu non, nhộng và trứng, cưa bỏ và tiêu huỷ các cành bị đục.
- Sử dụng hóa chất: dùng bình bơm hoặc xi lanh bơm dung dịch thuốc trừ sâu như: Sago-super 20EC, Dragon 585EC, Diaphos 50ND. . . Hoặc đặt các miếng gòn có tẩm các loại thuốc trên vào nơi có sâu đục, bịt kín lỗ đục lại bằng đất sét.
- Quét vôi hoặc trộn Sago-super 3G hay Diaphos 10H với bùn loãng (gồm đất sét + phân trâu bò) theo tỉ lệ 1:4 quét lên thân cây từ 1m trở xuống vào đầu mùa khô (tháng 12 dl) để ngăn chận sự đẽ trứng và ấu trùng xâm nhập.

2. Côn trùng chích hút: Quan trọng nhất là bọ xít muỗi và bọ trĩ, ngoài ra còn có rầy mềm (Aphid). 

a. Bọ xít muỗi: Con trưởng thành và con non có dạng gần giống nhau. Bọ xít có màu nâu đỏ, ngực đen. Trưởng thành dài 6 - 8 mm. Xuất hiện quanh năm nhưng mậtsố tăng cao và gây hại nặng vào cuối mùa mưa đến sau thu hoạch, cao điểm vào tháng 12 – 1 dl
Con cái đẻ trứng vào chồi non. Thời gian sâu non ngắn khoảng 10 ngày, cả con non và con trưởng thành chích hút trên lá non, chồi non, cành hoa, trái và quả non. Nơi bị chích hút có tiết nhựa màu trắng trong, lá non bị chích khô trắng lại, khó rụng, có khi khô cả chùm hoa, trái non rụng nhiều. Vết chích bị nấm phụ snh tấn công nên có màu đen, rất dễ lầm với bệnh thán thư
Bọ xít muỗi thường xuất hiện nhiều vào sáng sớm và chiều mát, nó có thể sống trên nhiều loại cây như: ổi, xoài, tiêu. Nhưng cũng có nhiều thiên địch có thể diệt bọ xít.

b. Bọ trĩ (Thrip): Con trưởng thành rất nhỏ, dài khoảng 1mm, màu vàng nâu, cánh có lông tơ. Con cái có thể đẽ từ 30 – 50 trứng rất nhỏ ở mặt dưới lá dọc theo gân chính của lá non. Trứng nở sau 4 – 6 ngày. Bọ trĩ non màu vàng nhạt, rất khó thấy bằng mắt thường (chỉ dài 0,2mm), lột xác 2 – 3 lần kéo dài 12 – 18 ngày. Do vậy có rất nhiều thế hệ liên tiếp nhau gây hại nặng cho điều vào đầu mùa khô. Cao điểm vào tháng 12 – 2 dl lúc trời nắng nóng.
Cả bọ trĩ trưởng thành và con non đều gây hại bằng cách cứa rách lớp biểu bì ở các bộ phận non và liếm hút nhựa chảy ra, dẫn đến lá đọt kém phát triển và có màu trắng bạc, hoa và trái non bị khô và rụng, vỏ hạt bị hiện tượng da cám, vỏ trái giả bị chai sần, nứt chảy nước và thối.

c. Rầy mềm (Aphid): Con non có dạng tròn lớn hơn hạt mè, màu hồng có một lớp phấn trắng. Rầy bám thành từng mảng dày trên chồi lá, chồi hoa, hoặc chích hút nhựa ở trái non, sau đó chất thải của rầy bị nấm ký sinh làm đen trái non và rụng. 

* Phòng trừ: Côn trùng chích hút phá hoại nhiều vào giai đoạn điều ra đọt non và ra bông-kết trái. Vì vậy từ tháng 11 dl phải thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu, 
- Vệ sinh dọn dẹp cỏ dại, cắt tỉa cành thông thoáng sau thu hoạch và trong mùa mưa là biện pháp tích cực nhằm chủ động hạn chế mật độ nhóm côn trùng chích hút khi điều ra bông-kết trái.
- Sâu nhiều có thể diệt bằng các loại thuốc như: Secsaigon 10EC, Sapen Alpha 5EC, Fenbis 25EC, Sago-super 20EC…
Chú ý nên xịt lúc sáng sớm và chiều mát và không nên dùng các loại thuốc nhủ dầu với nồng độ cao có thể làm hại bông. 

3. Sâu hại lá: Có 3 loại: 

a. Sâu đục lòn lá: sâu rất nhỏ đục vào biểu bì lá non, tạo thành những vết phồng màu trắng. 

b. Sâu róm đỏ: lúc nhỏ sống thành từng đàn trên một vài lá. Khi lớn phát tán ra. Nhiều lúc ăn trụi lá cả cây. Sâu hóa nhộng trong những kén tơ vàng ánh. Sâu có thể gây dịch lớn. Sâu xuất hiện vào đầu mùa khô. 

c. Sâu kết lá: sâu non màu nâu đen, sâu nhả tơ kết lá thành tổ. Sâu xuất hiện nhiều vào đầu mùa khô. 

d. Sâu kèn: Có nhiều loại. Sâu thường nhả tơ kết dính thành tổ có dạng khác nhau tùy loại sâu sống bên trong, di chuyển cả tổ đi ăn phá lá. Sâu xuất hiện nhiều vào giữa mùa mưa (tháng 7,8) và đầu mùa khô. Sâu có thể gây dịch. 

e. Câu cấu: Là những con cánh cứng, có nhiều loại với kích thước 5 - 6 mm đến 15 - 18 mm, có thể có màu xanh lá mạ ánh vàng, màu nâu đen. Sâu thường buông mình rơi xuống khi bị động. Sâu có thể phá hoại nhiều cây khác nhau như tràm bông vàng, ổi, xoài…

f. Nhện đỏ, rệp sáp, bọ hung, sâu đo, mối... đôi lúc cũng gây hại cục bộ .

Phòng trừ: 
Có thể dùng những loại thuốc đã nêu trên như: Secsaigon 10EC, Sapen Alpha 5EC, Fenbis 25EC, Sago-super 20EC… để phòng trị: 

Nhưng cần chú ý về thời điểm phòng trừ
 

RICKFJ021315



4. Bọ vòi voi đục chồi (đục nõn): 
Có kích thước nhỏ 7-8 mm, màu đen, phần miệng kéo dài như vòi voi. Trưởng thành đẻ trứng vào các chồi non, sâu chích hút chồi làm cây không phát triển được, sâu phá nhiều vào giai đoạn ra đọt non. 
Nên cắt bỏ, gom đốt các chồi hư. Khi mật độ nhiều có thể dùng các loại thuốc như Secsaigon 25EC, Sapen Alpha 5EC, Fenbis 25EC, Sago-super 20EC… để trị. 

5.Bệnh hại điều : 
Có thể gặp các bệnh quan trọng như bệnh thán thư (khô đen bông, đen rụng trái non), bệnh nấm hồng (chết khô cành) và một số bệnh ít quan trọng như nấm bồ hóng, rong bám lá, thối cổ rễ cây con, đốm lá,

a. Bệnh thán thư:
Do nấm Collectotrichum gloeosporioides gây ra. Là bệnh rất phổ biến ở các vùng trồng điều và thường gây hại nặng trên cây điều trong điều kiện ẩm độ cao và mưa nhiều hay lúc cây điều đang trổ hoa gặp sương mù dày đặc kèm theo nhiệt độ thấp từ 24-32 0C 
- Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ có màu nâu đỏ, sau đó xảy ra hiện tượng tiết gom (chảy nhựa). Vết bệnh trên chồi non phát triển theo chiều dọc và lan dần vòng tròn hết cả chồi. Lá non bị bệnh trở nên khô đen, vỡ nát. Hoa bị khô đen, cụp xuống và rụng. Hạt bị bệnh thường bị thối đen, nhăn lại. 
- Phòng trị: Sau khi thu hoạch phải tiến hành tỉa bỏ những cành vô hiệu, cành sâu bệnh giúp cây thông thoáng, ánh sáng chiếu xuyên vào tán cây. Phun phòng trị bằng các loại thuốc: 
+ Dipomate 80WP: 25 – 30 gam/8 lít nước
+ Carbenzim 500 FL: 15 – 20ml/8 lít nước
+ Thio-M 500 SC: 15 – 20 ml/8 lít nước 
Có thể hỗn hợp với thuốc trừ sâu để phun ngừa luôn bọt xít muỗi và bọ trĩ. Nên phun vào các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: khi vừa ra lá non (phun từ 1-2 lần) 
+ Giai đoạn 2: Khi vừa nhú hoa 
+ Giai đoạn 3: Khi vừa đậu trái đến khi trái to bằng hạt đậu phộng.
Cần chú ý theo dõi thường xuyên, kiểm tra chính xác tác nhân gây hại trên hoa điều, để phân biệt là: Bọ xít muỗi, bọ trĩ hay bệnh thán thư để sử dụng đúng thuốc, đúng thời điểm gây hại, cũng như đúng liều lượng và cách phun thuốc phù hợp. 

b. Bệnh nấm hồng: 
Tác nhân gây bệnh giống như bệnh nấm hồng cây cao su. Bệnh xuất hiện vào giữa mùa mưa (tháng 6 - 9), cây nhiễu bệnh từ đọt cành xuống, có các đốm trắng trên vỏ cành, sau chuyển thành hồng gây chết khô cành.

Phòng trị:
- Cắt, gom đốt bỏ cành bệnh.
- Dùng Bordeaux bôi vết cắt, phun hay Vanicide 5L với nồng độ 15 ml/8 lít.
- Nơi thường bị bệnh, ngừa bằng thuốc trừ bênh Vanicide 5SL hoặc Saizole 5SC vào tháng 5 – 7 dl.

Tóm lại, dể vườn điều đạt được năng suất cao và ổn định. Bà con cần chủ động tiến hành những kỹ thuật canh tác quan trọng sau đây:
 

  • Nên chọn giống điều ghép cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu ở địa phương (tìm hiểu thông qua cán bộ khuyến nông hoặc người trồng điều cho năng suất cao tại địa phương).
  • Giai đoạn khai thác giữ mật độ cây dày vừa phải từ 100 – 120 cây/ha tuỳ theo đất tốt xấu
  • Bón phân đầy đủ và cân đối theo tuổi cây.
  • Sau thu hoạch, chú ý vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa cành thông thoáng để hạn chế sâu bệnh hại.
  • Thường xuyên kiểm tra vườn điều để phát hiện sớm sâu bệnh và có biện pháp phòng trị thích hợp.
  • Giai đoạn bắt đầu ra lá non và ra hoa kết trái bà con nên chủ động phun phối hợp giữa các loại thuốc BVTV với phân bón lá để vừa phòng trừ các loại sâu bệnh chính đã nêu, vừa tăng cường dinh dưỡng để nuôi bông trái và đồng thời tăng cường sức đề kháng sâu bênh cho cây điều. Liều lượng các loại thuốc BVTV và phân bón lá có thể phối hợp được trình bày theo bảng sau:
RICKFJ021315
(Click hình để phóng to)


Ghi chú: 

- Áp dụng cho phuy 200 lít nước 
- Khi phòng trừ bọ xít muỗi nên phun vào lúc 6 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Lượt truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay1,138
  • Tổng lượt truy cập2,165,140
LIÊN KẾT WEBSITE
hotline
Tuyên truyền NTM
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây