Dịch hại trên cây hồ tiêu và một số điều lưu ý

Chủ nhật - 29/10/2017 04:18 765 0
Hồ tiêu là loại cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị xuất khẩu đem lại nhiều lợi nhuận cho người trồng trọt. Tiêu được trồng ở nhiều vùng sinh thái của nước ta như ở miền đồi núi đất đỏ, miền trung như tỉnh Quảng Trị hoặc vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, Tây Nguyên là vùng có nhiều tiềm năng về đất đai, khí hậu để mở rộng diện tích trồng tiêu.

Tuy có nhiều lợi thế để phát triển song thực tế trong những năm qua cây hồ tiêu vẫn chưa thực sự đứng vững trên vùng đất Tây Nguyên, thậm chí nhiều thời điểm người sản xuất còn lao đao bởi cây tiêu chết hàng loạt do chạy theo giá thị trường, phát triển cây tiêu không theo quy hoạch, không chú trọng đến việc cải tạo đất, không xử lý mầm bệnh. Một số diện tích tiêu trồng trên những vùng đất không phù hợp, trồng một cách tạm bợ không được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, giống tiêu không rõ nguồn gốc.. Khiến tình hình sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu ngày càng phát triển mạnh, nhất là bệnh chết nhanh cây tiêu do nấm Phytophthora capsici gây ra và bệnh chết chậm cây tiêu do nấm Pythium sp, Fusarium sp. Đặc biệt do thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật trong canh tác cây hồ tiêu, việc trồng và chăm sóc chủ yếu làm theo thói quen canh tác cây cà phê mà hồ tiêu lại là cây trồng có bộ rễ khá nhạy cảm đã dẫn đến vào mùa mưa tuyến trùng và nấm bệnh phát triển mạnh gây hại cho bộ rễ làm nhiều vườn tiêu chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân.

Kỹ thuật trồng hồ tiêu vào mùa mưa
Tiêu là loại cây trồng khó tính, mẫn cảm với sự thay đổi thất thường của thời tiết

Tiêu là loại cây trồng khó tính, mẫn cảm với sự thay đổi thất thường của thời tiết, mặt khác bộ rễ cây tiêu rất dễ tổn thương bởi các tác động từ bên ngoài. Khi bộ rễ đã tổn thương thì không hút được nước, không hút được các chất dinh dưỡng, các loại sâu bệnh hại thừa cơ xâm nhập để tàn phá. Do đó việc thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện kịp thời là hết sức quan trọng, đồng thời việc tìm hiểu khoa học kỹ thuật trong canh tác cây hồ tiêu sẽ giúp bà con nông dân nắm bắt được biểu hiện bệnh lý cũng như dinh dưỡng nhằm tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Cũng như nhiều nông dân khác, trước đây vườn tiêu của gia đình bà Trần Thị Công ở tổ dân phố 15, thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk cũng thường xuyên xảy ra dịch hại. Tuy nhiên qua tìm hiểu sách báo và được tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về chuyển giao khoa học kỹ thuật 2 năm trở lại đây bà Công đã áp dụng các giải pháp sinh học vào quy trình sản xuất tiêu. Ngoài việc bón phân cân đối, tạo rãnh thoát nước vào mùa mưa bà con thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học như Map Logic 90wp nhờ đó vườn tiêu phát triển tốt và bền vững.

Theo các nhà khoa học, trong trồng và chăm sóc cây hồ tiêu người trồng tiêu cần hạn chế phát triển diện tích tiêu một cách ồ ạt. Chăm sóc vườn tiêu đúng cách, nắm vững những kiến thức về kỹ thuật trong trồng và chăm sóc cây tiêu. Theo dõi chặt chẽ và thường xuyên vườn tiêu nhà mình nhằm phát hiện sâu bệnh để phòng trừ kịp thời và hiệu quả mới đảm bảo trồng tiêu bền vững. Bên cạnh đó, việc áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại trên vườn tiêu bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học là hướng phát triển cây trồng bền vững mà bà con nên áp dụng. Theo báo cáo đánh giá tại các mô hình khảo nghiệm phòng trừ tuyến trùng trong đất của chi cục bảo vệ thực vật Đăk Lăk thì thuốc bảo vệ thực vật Map Logic 90wp cũng như các chế phẩm sinh học có khả năng phòng trừ tuyến trùng trong đất từ 65-70%.

Rõ ràng việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó có các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng đã mang lại hiệu quả rõ rệt giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh và đề kháng với sâu bệnh hại. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật cũng cần dựa trên nguyên tắc bốn đúng, tránh lạm dụng gây ảnh hưởng đến sức đề kháng của cây trồng và gây ô nhiễm đến môi trường sống của con người.

Như vậy trong phòng trừ dịch hại cho cây hồ tiêu, nếu bà con dùng thuốc Map Logic 90wp để phòng trị tuyến trùng cho tiêu thì cần lưu ý như sau:

  • Do thuốc dạng hạt nên bà con rải đều thuốc quanh tán lá và trên vùng rễ cây trồng.
  • Rải 3 lần trong một vụ, vào đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa, rải khi đất đủ ẩm.
  • Đối với tiêu kiến thiết cơ bản, rải 1kg Map Logic 90wp cho 40-50 trụ.
  • Đối với tiêu kinh doanh, rải 1kg Map Logic 90wp cho 30 trụ.

Để phòng bệnh chết nhanh và chết chậm cho cây tiêu bà con cần thực hiện như sau:

  • Rong tỉa cây che bóng làm thông thoáng vườn cây vào mùa mưa.
  • Tạo mương thoát nước trong vườn, không để vườn ngập úng.

Nếu bà con dùng Btmet tiến hành pha theo hướng dẫn trên bao bì sau đó dùng vòi phun máy hoặc bình phun tay sục dung dịch thuốc vào vùng rễ của cây tiêu với liều lượng là 3-5 lít dung dịch cho một gốc tiêu, chia làm 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.

Nếu vườn tiêu đã bắt đầu đã xuất hiện cây chết, bà con dùng Btmet pha theo tỉ lệ hướng dẫn trên bao bì sau đó dùng vòi phun máy hoặc bình phun tay sục dung dịch vào các gốc tiêu với liều lượng là 3-5 lít dung dịch cho một gốc tiêu, chia làm 3 lần:

  • Lần 1 đổ đồng loạt trên vườn.
  • Lần 2 đổ cách lần 1 từ 5-7 ngày, chỉ đổ cô lập xung quanh trụ tiêu đã chết.
  • Lần 3 đổ cách lần 2 từ 5-7 ngày, cũng chỉ đổ cô lập những trụ xung quanh trụ tiêu đã chết.

Tóm lại để trồng tiêu bền vững người trồng tiêu cần nắm rõ kiến thức kỹ thuật trong canh tác cây tiêu, đồng thời áp dụng các biện pháp cơ giới, khóa học và sinh học theo nguyên tắc bốn đúng trên cây tiêu để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Lượt truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay1,138
  • Tổng lượt truy cập2,165,180
LIÊN KẾT WEBSITE
hotline
Tuyên truyền NTM
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây