CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Thứ hai - 06/06/2022 04:56 706 0
Phòng, chống thiên tai: Ứng phó chuyên nghiệp và thích ứng an toàn hơn
CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Theo dự báo, thiên tai từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, công tác phòng, chống thiên tai sẽ cần tập trung vào giảm thiểu thiệt hại, tăng cường giải pháp thích ứng an toàn.
Từ đầu năm 2022 đến nay thiên tai diễn biến phức tạp và dị thường, điển hình như đợt mưa lũ lớn trái quy luật ngay giữa mùa khô (từ ngày 30/3-2/4) kèm theo dông lốc, sóng lớn tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa; rét lịch sử cuối tháng 2/2022 ở khu vực miền núi phía Bắc; động đất gia tăng về cường độ và tần suất tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum...
Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay ước tính lên tới 2.400 tỷ đồng và sẽ còn tiếp tục tăng khiến cho công tác phòng, chống thiên tai cần phải được chú trọng và tập trung nhiều nguồn lực.
Năm 2021, thiên tai trên thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến bất thường, khốc liệt, với gần 380 trận thiên tai, cướp đi sinh mạng của 16.000 người, thiệt hại về kinh tế hơn 340 tỷ USD, cao hơn nhiều so với năm 2020.
Tại Việt Nam, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2022 dự báo sẽ còn cao hơn năm 2022 khi màu thiệt hại từ đầu năm đến nay ước tính đã lên tới 2.400 tỷ đồng, gần bằng 1/2 thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra năm 2021.
Do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai có diễn biến bất thường, cực đoan hơn về cường độ, thời gian, địa điểm xuất hiện và trái quy luật; nhiều nơi có mưa cục bộ cường độ lớn, mưa trái mùa, bão đổ bộ vào những nơi từ trước đến nay ít xuất hiện, dông lốc thường xuyên xảy ra gây thiệt hại cho hầu hết các khu vực trên cả nước. Dân số tăng nhanh, quy mô xã hội, nền kinh tế ngày càng lớn, các hoạt động có nguy cơ rủi ro thiên tai ngày càng gia tăng nhanh chóng. Nhiều hoạt động sử dụng nguồn nước của các quốc gia thượng nguồn sông Mekong, sông Hồng thiếu bền vững, làm gia tăng thiên tai cho các nước hạ nguồn, trong đó có Việt Nam, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.
Bà con Nhân dân nên chủ động trong việc phòng chống thiên tại, kiểm tra nhà cửa kiên cố, không trồng cây xanh lớn gần nhà; khi trời mưa to, dông, sét không ra khỏi nhà đảm bảo tính mạng.
Tại các khu vực như ấp Địa Hạt - Sóc Dầm, khu vực 20 mẫu Thuận An nằm ở hạ lưu sông Bé, khu vực trũng thấp bà con Nhân dân cần lưu ý, có phương án chủ động đối phó khi mưa lũ tràn về. Các khu vực trên địa bàn xã Thanh An khi xảy thiên tai báo ngay cho chính quyền địa phương để làm công tác cứu hộ, hỗ trợ kịp thời.

KB. VĂN TỈNH

Nguồn tin: BCĐ PHÒNG CHỐNG THIÊN TẠI TRUNG ƯƠNG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Lượt truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay1,592
  • Tổng lượt truy cập2,089,315
LIÊN KẾT WEBSITE
hotline
Tuyên truyền NTM
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây